Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ (ngày 5.5 âm lịch) tồn tại từ ngàn năm trong văn hóa Phương Đông.
Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú gắn liền với kinh nghiệm của nhân dân lao động về sự tuần hoàn của quy luật tự nhiên, thời tiết… có tác động đến sức khỏe, sinh hoạt của con người cũng như hoạt động sản xuất mùa vụ trong năm.

Tết Đoan Ngọ của Việt Nam bắt nguồn từ một truyền thuyết. Vào một ngày sau khi trúng vụ mùa, nông dân ăn mừng nhưng lại bị sâu bọ kéo đến ăn sạch hoa màu, thực phẩm đã thu hoạch. Trong khi đang đau đầu không biết phải xử lý thế nào thì có một ông lão xuất hiện tự xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo và chỉ một lúc sau, đàn sâu bọ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: “Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này, cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng”.
Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Vì vậy, Tết Đoan Ngọ là ngày diệt sâu bọ, phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt hết các loại gây hại cho mùa màng, cho cây trồng, trong đó cũng có nhiều loại sâu có thể ăn được.
Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày tết này. Sau tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân…
Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày này, người ta cho rằng bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5.5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.
Tin cùng chuyên mục:
Ngành Công Thương lên kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2020-2025
Ngày Trái Đất năm 2020: Bảo vệ hành tinh xanh, hành động vì khí hậu
“Tôi chọn hành tinh xanh”
Sẽ mất bao lâu nếu bạn rơi xuyên qua tâm Trái đất?
Ứng phó với biến đổi khí hậu: Thay đổi nhận thức, chủ động hành động
Hà Nội cụ thể hóa các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
Hà Nội ứng phó với biến đổi khí hậu: Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ
Nỗ lực hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu
Biến đổi khí hậu là gì ?! Những nguyên nhân và hiện tượng biến đổi khí hậu chủ yếu !
Phần lớn doanh nghiệp nhận ra cơ hội từ biến đổi khí hậu
Doanh nghiệp hướng tới phát triển xanh, bền vững
Phát triển ngành nhựa đi ngược lại Thỏa thuận Paris
Thông xe 5,3km đường trên cao đẹp nhất Thủ đô
Tạo lập diện mạo đô thị Thủ đô đổi mới, văn minh
Unilever Việt Nam và URENCO tiên phong triển khai phân loại rác tại nguồn
Ô nhiễm không khí là gì?